Không thể thiếu trong các văn phòng, ghế ngồi văn phòng đã không còn quá lạ lẫm trong thị trường đồ nội thất. Thủ tục nhập khẩu ghế văn phòng liệu có những khó khăn gì? Quy trình ra sao?
Với thế mạnh nhập khẩu hàng Trung Quốc về Việt Nam với nhiều năm kinh nghiệm, đặc biệt là đồ nội thất bàn ghế,
C2V xin chia sẻ kinh nghiệm nhập khẩu ghế văn phòng và những thủ tục, chứng từ cần thiết thông quan trong bài viết dưới đây.
Mã Hs Code nhập khẩu ghế văn phòng
Tên sản phẩm: ghế VP 405
Chất liệu: Inox, vải lưới, nhựa, có nâng hạ
Loại hàng hóa: Mới
Việc tìm hiểu mã Hs Code là bắt buộc để xác định được biểu thuế hàng hóa, doanh nghiệp cũng từ đó xác định được mức thuế mình cần đóng cũng như các giấy tờ cần chuẩn bị để làm thủ tục hải quan thông quan sản phẩm.
Mã Hs Code của sản phẩm ghế văn phòng doanh nghiệp có thể tham khảo các nhóm sau:
- 94017100: ghế quỳ khung sắt, lưng lưới, ốp tay bằng nhựa
- 94013000: Ghế văn phòng (có xoay, có nâng hạ độ cao)
- 94017990: Ghế chân quỳ văn phòng
Để xác định được chính xác mã Hs Code doanh nghiệp nhập khẩu cần cung cấp đơn vị logistics các thông tin chính xác như tên thương mại (ghế xoay, ghế quỳ, ghế văn phòng,...); nguyên liệu cấu thành; tính năng của sản phẩm; xuất xứ của sản phẩm.
Biểu thuế nhập khẩu ghế ngồi văn phòng
- Thuế nhập khẩu thông thường: 37,5%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi: 25%
- Thuế VAT giá trị gia tăng: 10%
- ACFTA (TQ-VN): 0% (với mã Hs Code 94017100) và 5% (với mã Hs Code 94013000)
Căn cứ pháp lý
Mặt hàng ghế văn phòng cũng như các loại ghế ăn, ghế sofa, ghế quầy bar,... không nằm trong danh mục hàng cấm nhập khẩu hay phải xin giấy phép nhập khẩu. Và theo các quy định về xuất nhập khẩu, hàng hóa này cũng không phải làm bất cứ kiểm tra chuyên ngành nào khác.
Như vậy, đối với hàng hóa ghế văn phòng sẽ được phép nhập khẩu như thông thường.
Hướng dẫn thủ tục chứng từ cần có nhập khẩu ghế văn phòng
Để hàng hóa được thông quan, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ chứng từ đầy đủ những loại sau:
- Hợp đồng thương mại (contract)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Vận tải đơn (Bill of lading)
- Bản kê chi tiết hàng hóa (Packing List)
- C/O (trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt)
- Các chứng từ khác (nếu có)
Thủ tục hải quan nhập khẩu ghế làm việc, ghế ngồi văn phòng
Bước 1: Khai báo hải quan
Căn cứ vào thông tin trên bộ chứng từ thương mại, khi hàng đến cửa khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu cần khai nhập khẩu theo đúng quy định hiện hành. Việc kê khai này có thể thực hiện qua phần mềm hải quan điện tử.
Bước 2: Xác định phân luồng hàng hóa
Sau khi truyền tờ khai bằng phần mềm, tùy theo kết quả phân luồng tờ khai là luồng xanh, luồng vàng hay luồng đỏ mà xác định các bước thủ tục hải quan tiếp theo.
+ Đối với luồng xanh thì doanh nghiệp chỉ cần thanh lý tờ khai
+ Luồng vàng cần mang hồ sơ giấy cho hải quan kiểm tra
+ Luồng đỏ vừa kiểm tra hồ sơ vừa kiểm tra thực tế hàng hóa.
Bước 3: Doanh nghiệp nộp thuế hải quan
Bước 4: Hoàn tất thủ tục, chi phí lệ phí thông quan và đóng thuế
Bước 5: Thông quan hàng hóa và đưa hàng về kho
Khi đã hoàn thành tất cả các bước trên thì doanh nghiệp có thể đưa hàng về kho.